Sơn nước cho gỗ và sơn nước cho kim loại – Quy trình và kỹ thuật sơn.
Gỗ và kim loại là 2 nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Việc chọn loại sơn sao cho phù hợp với những loại nguyên liệu này rất quan trọng. Sơn nước cho gỗ giúp gỗ có bề mặt sáng bóng và đẹp mắt. Sơn nước cho kim loại giúp kim loại trông cứng cáp và giúp tăng tuổi thọ của kim loại.
1. Sơn gốc nước là gì?
Trong suốt những năm qua hệ sơn nước luôn bị đánh giá thấp hơn hệ sơn dung môi ( sơn dầu ). Nhưng trải qua thời gian hệ sơn nước dần được cải thiện công thức và mang lại những tính chất vượt trội. Hiện nay sơn nước đã có thể được sử dụng tốt ngang với sơn dung môi trên gỗ và kim loại.
Một hỗn hợp sơn đồng nhất trong đó chất tạo màng và chất tạo màu liên kết liên tục với nhau. Sơn gốc nước là loại sơn được nghiên cứu và phát triển từ năm 1950 với nước là dung môi. Trải qua hơn 4 thập kỷ, sơn gốc nước đã và đang được ứng dụng rọng rãi trên thị trường. Nhiều năm trước sơn dung môi ( sơn gốc dầu ) luôn được đánh giá cao hơn sơn gốc nước. Nhưng trải qua những năm tháng nghiên cứu và phát triển. Sơn gốc nước cải tiến về chất lượng cũng như cực kì an toàn cho người sử dụng và môi trường.
1.2 Ưu điểm của sơn gốc nước
Sơn gốc nước có thành phần bao gồm: nhựa, chất tạo màu, chất tạo màng, dung môi và phụ gia. Chất lượng của loại sơn này phụ thuộc chính vào những chất liệu này. Những ưu điểm mà sơn gốc nước mang lại là:
+ Hàm lượng chất bay hơi VOC thấp. Đáp ứng được những tiêu chuẩn về khống chế VOC đạt 2 pound/gallon ( 238g/l ).
+ Giảm mùi hôi do màng sơn hình thành bằng chất bay hơi ( nước ).
+ Không gây độc hại cho người và môi trường.
+ Ứng dụng đa dạng phong phú: xây dựng, trang trí, sơn phủ,…
1.3 Nhược điểm của sơn gốc nước
Bên cạnh những ưu điểm của loại sơn nước này. Nó cũng có những khuyết điểm nằm ở chính loại dung môi mà sơn này sử dụng.
+ Khó bay hơi trong thời tiết lạnh hoặc có nhiều mưa.
+ Nếu gặp thời tiết lạnh và nhiều mưa màng sơn sẽ khó đạt thẩm mỹ cao.
+ Tốn nhiều thời gian thi công khi độ ẩm không khí quá cao.
Tôi sử dụng con lăn sơn để lăn sơn nước được không? Hay bảng giá con lăn sơn có thể gửi cho tôi không? Đó là những câu hỏi mà Việt Nhật nhận được rất nhiều từ khách hàng.
[su_box title=”Con lăn sơn nước tốt nhất và rẻ nhất”]https://conlanson.com/con-lan-son-nuoc-tot-nhat-va-re-nhat/[/su_box]
1.4 Các loại sơn gốc nước
Không phải 100% sơn nước đều không sử dụng đến dung môi. Nhưng những loại có chứa dung môi thì có hàm lượng cực kì thấp. Còn lại đều thông qua quá trình bốc hơi nước để làm khô màng sơn.
Các loại sơn hiện nay sử dụng 3 loại polymer tổng hợp. Dựa vào polymer này chúng ta xác định được chủng loại sơn là:
+ Hệ nhũ tương (water-emulsion): loại sơn này thì các polymer sẽ nhũ tương hoặc phân tán trong nước.
+ Hệ tan trong nước (water-soluble): các polymer phân tán theo hệ keo hoặc tan trong nước.
+ Hệ nhựa khử được bằng nước (water-reducible)
Dựa vào phạm vi, cơ tính, lý tính và phạm vi hoạt động của 3 loại polymer. Các công thức sản xuất và những nghiên cứu cải tiến liên tục được đặt ra.
1.4.1 Hệ nhũ tương
Hệ nhũ tương của sơn nước chứa các polymer nhũ tương và các hạt hình cầu nằm phân tán trong nước. Khi nước bốc hơi hết thì các hạt này khít lại với nhau tạo nên màng sơn. Đặc tính của hệ nhũ tương này không ảnh hưởng đến độ nhớt của sơn.
Nhờ có những ưu thế của hệ nhũ tương mà chúng ta có rất nhiều loại sơn nước trong hệ này. Có những loại khi sơn cưỡng bức có thể đạt được độ cứng của chì 2H hoặc 3H.
1.4.2 Hệ tan trong nước
Son nước hệ tan trong nước cũng bao gồm các hạt hình cầu tan trong nước. Duy chỉ có kích thước những hạt hình cầu này nhỏ hơn so với các hạt của hệ nhũ tương.
Các hạt cầu này là những hạt keo phân tán với tỉ lệ tùy thuộc vào loại sơn. Khi nước bốc hơi hết chúng sẽ liên kết thành màng sơn chắc chắn.
1.4.3 Hệ khử bằng nước
Loại sơn nước của hệ khử bằng nước này chứa các polymer đồng trùng hợp bởi cách phản ứng trùng hợp. Những dung môi thích hợp cho hệ này với nước là cồn hoặc este.
Sơn hệ khử bằng nước có thể có các đặc tính như lớp sơn có độ bóng cao, trong, phân tán và thấm ướt màu và các đặc tính ứng dụng khác. Hệ sơn khử bằng nước được dùng rộng rãi cho các ngành công nghiệp.
2. Sơn nước cho gỗ là gì?
Đây là dòng sơn gốc nước có chứa Polisiloxan. Dòng sơn này chuyên biệt sử dụng cho bề mặt gỗ. Mang lại một màng sơn chất lượng cao bảo vệ bề mặt gỗ.
Sơn nước cho gỗ đảm bảo chất lượng bề mặt gỗ tốt nhất. Sử dụng dung môi nước đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, môi trường xung quanh nơi sử dụng.
2.1 Công dụng sơn nước cho gỗ
Loại sơn dành cho gỗ sử dụng dung môi nước này có công dụng chuyên dùng cho chất liệu gỗ. Được sử dụng cho những bề mặt tường gỗ, sàn gỗ hoặc những vật dụng bằng gỗ cần sơn. Mang lại màng sơn chất lượng nhất tạo độ thẩm mỹ cao và bảo vệ cho bề mặt bằng gỗ.
+ Không thấm nước như cách loại sơn thường.
+ Khi thấm nước không để lại dấu vết.
+ Sản phẩm gốc nước thân thiện môi trường.
+ Màng sơn láng mịn, lên màu đều, độ bóng cao.
2.2 Các hãng cung cấp
+ Hãng sơn Dulux.
+ Hãng sơn Lotus.
+ Hãng sơn Jotun.
2.3 Ưu điểm sơn gốc nước dùng cho gỗ
+ Màu sắc: nhiều màu sắc cho người sử dụng lựa chọn.
+ Hàm lượng rắn thấp ( 35% – 37% ).
+ Độ pH từ 8 – 9.
+ Màng sơn cứng, dai, nhanh khô, bám dính trên gỗ tốt.
+ Chống nước và chống cồn tốt.
+ Chịu được tia UV và tác động từ thời tiết.
+ Dùng được cho các loại gỗ.
+ Thân thiện với môi trường.
2.4 Chủng loại sơn
+ Sơn phủ độ bóng hoặc mờ theo yêu cầu.
+ Màu sắc tùy sản phẩm được sơn.
2.5 Quy tắc thi công sơn nước cho gỗ
+ Pha sơn sao cho đạ độ loãng nhất định theo hướng dẫn.
+ Dung môi nước không được vượt quá 5%.
+ Điều kiện thời tiết thường cần 1h để sơn khô mặt và 12h để khô hoàn toàn.
+ Nên giãn cách thời gian giữa 2 lớp sơn từ 8h – 12h.
+ Sử dụng con lăn sơn chất lượng để đạt hiệu quả lớn nhất.
[su_box title=”Sử dụng cọ sơn đúng cách cho bề mặt kim loại”]https://conlanson.com/su-dung-co-son-cho-be-mat-kim-loai/[/su_box]
3. Sơn nước cho kim loại là gì?
Sơn nước cho kim loại ( sơn kim loại gốc nước ) là loại sơn chuyên dùng để thống thấm và hoen rỉ cho kim loại. Dung môi sử dụng là nước và được sử dụng cho các loại kim loại ( sắt, nhôm, kẽm,… ). Loại sơn này còn giúp tạo nhiều màu sắc giúp vật dụng kim loại thêm đẹp mắt.
3.1 Công dụng sơn nước cho kim loại
+ Độ dày màng sơn mỏng.
+ Chống thấm và ẩm cho bề mặt kim loại.
+ Tăng 30% tuổi thọ cho bề mặt kim loại.
+ Tăng thêm tính thẩm mỹ cho kim loại.
+ Ứng dụng trong lĩnh vực dân sự, quân sự, sản xuất,…
+ Tăng tuổi thọ tàu thuyền trong lĩnh vực hàng hải.
3.2 Các hãng cung cấp
+ Hãng sơn Dulux.
+ Hãng sơn Lotus.
+ Hãng sơn Jotun.
+ Nippon.
+ Expo.
+ V.v…
3.3 Ưu điểm sơn nước dùng cho kim loại
+ Độ dày màng sơn mỏng giúp giảm khối lượng tổng thể.
+ Nhiều chủng loại phù hợp từng nhu cầu.
+ Chống nước, cồn, muối,…
+ Màu sắc đa dạng để sử dụng.
+ Giá thành cao thấp tùy vào nhu cầu về loại sơn.
3.4 Các loại sơn nước kim loại
3.4.1 Phân loại theo tính năng sơn
+ Sơn chống gỉ: được biệt đến như một loại sơn lót chống ẩm và chống hoen gỉ cho kim loại. Loại sơn này là lớp trung gian giúp cho lớp sơn ngoài cùng bám chặt vào kim loại. Ngoài ra còn có đặc tính chống nước, chống ẩm và chống gỉ.
+ Sơn phủ kim loại: là lớp sơn ngoài cùng có tác dụng chống thấm và có nhiều màu sắc. Vừa giúp tránh nước mà còn tạo thêm tính thẩm mỹ.
3.4.2 Phân loại theo thành phần sơn
+ Sơn 1 thành phần: sử dụng cho bề mặt vật dụng kim loại trong nhà không ngập nước. Có thể dùng cho bề mặt kim loại đã tráng.
+ Sơn 2 thành phần: sử dụng chủ yếu cho công nghiệp và hàng hải. Chống được sự ăn mòn kim loại cao.
[su_box title=”Dụng cụ sơn dầu và sơn nước Việt Nhật”]https://conlanson.com/dung-cu-son-dau-va-son-nuoc-viet-nhat/[/su_box]
3.5 Quy tắc sơn nước cho kim loại
+ Bước 1: chuẩn bị bề mặt kim loại. Sử dụng giấy nhám và bánh đánh để làm sạch bề mặt kim loại. Loại bỏ bụi cũng như sơn cũ còn bám trên bề mặt.
+ Bước 2: pha sơn theo đúng tỷ lệ yêu cầu của nhà sản xuất để đạt chất lượng tốt nhất.
+ Bước 3: sơn lót chống gỉ cho bề mặt kim loại ( lớp sơn thứ 1 ). Sử dụng cọ sơn hoặc con lăn sơn đều lên bề mặt kim loại.
+ Bước 4: sơn phủ màu cho toàn bộ bề mặt kim loại ( lớp sơn thứ 2 ).
Cho dù là loại sơn nước cho gỗ hay sơn nước cho kim loại. Chung quy công dụng của tất cả những loại sơn này đều là lớp bảo vệ ngoài. Chống lại những tác động từ môi trường xung quanh cũng như tăng thêm tính thẩm mỹ cho bề mặt.